Bảo Lộc Lâm Đồng vốn được mệnh danh là mảnh đất trù phú, là thủ phủ của ngành tơ lụa Việt Nam và có thế mạnh về công nghiệp sản xuất chè bởi độ cao rất thuận lợi cho cây chè phát triển. Hiện Bảo Lộc được xếp hạng đô thị loại III và đang trên đường trở thành đô thị loại II.
Bảo Lộc là thành phố trực thuộc tỉnh Lâm Đồng, nằm ở vùng Tây Nguyên của nước ta. Hiện tại, Bảo Lộc không phải là tỉnh lỵ của Lâm Đồng mà Đà Lạt mới là tỉnh lỵ của Lâm Đồng. Thành phố Bảo Lộc Lâm Đồng nằm trọn trên cao nguyên Di Linh, có độ cao khoảng 900m so với mực nước biển.
Xem thêm thông tin khu dân cư bao loc forest hills.
Vị trí địa lý của thành phố Bảo Lộc Lâm Đồng
Bảo Lộc nằm ở phía Tây Nam tỉnh Lâm Đồng, có vị trí địa lý như sau:
- Phía Tây Nam giáp huyện Đạ Huoai
- Các phía còn lại giáp huyện Bảo Lâm
Thành phố Bảo Lộc có quốc lộ 20 và 55 đi ngang qua, nằm cách trung tâm TP.HCM 193km về hướng Tây Nam theo tuyến quốc lộ 20, cách trung tâm Đà Lạt 110km về hướng Bắc theo quốc lộ 20, cách Dầu Giây và Phan Thiết mỗi nơi 120km theo quốc lộ 20 và quốc lộ 55.
Phân chia hành chính
Thành phố Bảo Lộc có 11 đơn vị cấp xã trực thuộc, trong đó có 6 phường là Lộc Tiến, Lộc Sơn, Lộc Phát, B’Lao, 1, 2 và 5 xã là Lộc Thanh, Lộc Nga, Lộc Châu, Đam Bri, Đại Lào.
Thành phố Bảo Lộc rộng 23.256ha, chiếm 2,38% diện tích tỉnh Lâm Đồng. Dân số của Bảo Lộc là 153.000 người với 33.045 hộ, chủ yếu là người Kinh, có 745 hộ là đồng bào dân tộc thiểu số, chiếm 2,33%.
Địa hình
Thành phố Bảo Lộc có 3 dạng địa hình chủ yếu là núi cao, đồi dốc và thung lũng.
- Núi cao chủ yếu tập trung ở khu vực phía Tây Nam, gồm các ngọn núi cao 800-1.000m so với mực nước biển với độ dốc lớn. Diện tích núi chiếm khoảng 2.500ha, tương đương với 11% diện tích thành phố.
- Đồi dốc gồm các khối bazan bị chia cắt, hình thành các ngọn đồi và dải đồi dốc với phần đỉnh tương đối bằng phẳng, độ cao từ 800-850m. Sườn đồi có độ dốc lớn, dễ bị xói mòn. Đây cũng là khu vực sản xuất chè, cà phê, dâu…
- Thung lũng chủ yếu nằm ở các xã Đại Lào và Lộc Châu, chiếm 9,2% diện tích thành phố. Khu vực này tương đối bằng phẳng, thích hợp để trồng chè, cà phê và cây ngắn ngày.
Khí hậu
Thành phố Bảo Lộc có khí hậu nhiệt đới gió mùa nhưng do nằm ở độ cao trên 800m, cộng với điều kiện địa hình nên khí hậu Bảo Lộc có nhiều nét độc đáo. Nhiệt độ trung bình cả năm ở mức 21-22 độ C, cao nhất 27,4 độ C, thấp nhất 16,6 độ C. Trung bình, số giờ nắng mỗi năm là 1.680 giờ, bình quân 4,6 giờ mỗi ngày. Mùa mưa ở đây kéo dài từ tháng 4 đến tháng 11, lượng mưa trung bình 2.830mm/năm, số ngày mưa trung bình khoảng 190 ngày mỗi năm, tập trung vào khoảng tháng 6 đến tháng 9. Mùa khô nắng nhiều nhưng nhiệt độ trung bình luôn ở mức thấp. Độ ẩm trung bình hàng năm khoảng 80-90%.
Ở Bảo Lộc có 2 hướng gió chủ đạo: gió Đông Bắc (thịnh hành từ tháng 1 đến tháng 4) và gió Tây Nam (thịnh hành từ tháng 6 đến tháng 9).
Kinh tế
Nền kinh tế Bảo Lộc thiên về nông nghiệp, công nghiệp. Từ những năm 1930-1940, người Pháp đã lập nên nhiều nông trang, đồn điền ở đây để trồng cà phê và chè. Sau này, người dân còn trồng thêm cây dâu tằm và các cây ăn quả như sầu riêng, bơ, mít, chôm chôm.
Công nghiệp của Bảo Lộc chiếm 40% tỷ lệ công nghiệp của toàn tỉnh Lâm Đồng, chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực chế biến trà, se tơ, may mặc, dệt, chế biến cà phê… Các xí nghiệp, nhà máy tập trung nhiều ở khu vực xã Đại Lào và Khu Công nghiệp Lộc Sơn, phường II.
Thành phố cũng có tiềm năng phát triển ngành công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản với trữ lượng lớn bô xít và cao lanh tập trung ở đây.
Nhờ sở hữu nhiều thắng cảnh đẹp như suối Tân Thanh, núi Đại Bình, suối Đá Bàn, hồ Nam Phương, thác Đam Bri, đèo Bảo Lộc… cùng các thắng cảnh thiên nhiên như vườn, đồi trà xanh mượt cho phép Bảo Lộc phát triển về du lịch. Nơi đây cũng có khí hậu mát mẻ quanh năm, rất lý tưởng để xây dựng các khu du lịch nghỉ dưỡng.
Giao thông
Thành phố Bảo Lộc có 2 tuyến quốc lộ đi qua địa bàn thành phố Bảo Lộc là quốc lộ 20 và quốc lộ 55. Hiện thành phố đã nâng mật độ đường chính đô thị lên 9,8km/km2, mở rộng quốc lộ 20 và 55 kết nối đến TP.HCM và Phan Thiết của Bình Thuận.
Ngoài ra, Bộ Giao thông vận tải cũng đã có thông báo về việc triển khai dự án cao tốc Dầu Giây – Liên Khương giúp rút ngắn thời gian di chuyển từ TP.HCM đến Bảo Lộc còn 2 tiếng, đồng thời kết nối liên vùng với Tây Nguyên và các tỉnh Đông Nam Bộ, làm động lực phát triển kinh tế cho các địa phương.
Du lịch
Nhờ có khí hậu mát mẻ quanh năm nên Bảo Lộc trở thành nơi lý tưởng để xây dựng, phát triển các khu du lịch nghỉ dưỡng. Trên địa bàn thành phố cũng có nhiều hồ, thác, suối đẹp, hấp dẫn du khách như hồ Nam Phương, thác bảy tầng, thác Đam Bri, suối Đá Bàn...
Phát triển đô thị
Đà Lạt được xác định thành đô thị trực thuộc trung ương và thành phố Bảo Lộc sẽ thay thế Đà Lạt trở thành đô thị trọng điểm của Lâm Đồng. Từ đây, thành phố đã tính toán những hướng đi dài hơi cho mục tiêu này. Hạ tầng đô thị được đầu tư đồng bộ và hoàn thiện hơn. Nhiều tuyến đường được nâng cấp, mở rộng, hoàn thiện lề đường như đường Nguyễn Văn Cừ, đường Hà Giang, các tuyến đường thuộc khu vực Chợ Mới. Bảo Lộc cũng tạo điều kiện thuận lợi nhằm thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào dịch vụ, du lịch, công nghiệp...
Đại diện Thành ủy Bảo Lộc cho biết, thành phố sẽ phát triển theo chiến lược tăng trưởng xanh, hướng đến trở thành đô thị sinh thái hiện đại với các làng đô thị xanh, đặc thù cảnh quan của xứ B'Lao với những nương dâu, đồi chè, hồ nước. Hạ tầng thành phố được hoàn thiện không ngừng, bắt nhịp cùng tốc độ tăng trưởng của ngành du lịch. Các khách sạn, nhà hàng, trung tâm thương mại, hệ thống tiện ích và dịch vụ công cộng không ngừng được đầu tư, mở rộng. Đây được xem là đòn bẩy rất lớn cho thị trường bất động sản phát triển theo.
Thành phố Bảo Lộc đã và đang hình thành một số khu đô thị mới như Bảo Lộc Park Hill, Thanh Niên Riverside Hill, khu nghỉ dưỡng Green Valley, Thanh Niên Dalat Hills, Beacon Pass Residential, Bảo Lộc GoldenCity, Damb’ri Ecovil… Thành phố cũng đang kêu gọi, thu hút đầu tư cho 48 dự án trọng điểm khác, đáng chú ý như sân bay, sân golf, cáp treo, tổ hợp thương mại – khách sạn 5 sao…
Tình hình thị trường bất động sản
Từ năm 2018, khi manh nha thông tin về dự án Sân bay Lộc Phát và cao tốc Dầu Giây – Liên Khương nối vào đường cao tốc lên thành phố Đà Lạt, thị trường bất động sản Bảo Lộc cũng nóng lên từng ngày kéo theo các đợt sốt đất. Nhiều dự án phân lô bán nền được vẽ ra để bán cho các nhà đầu tư.
Đến tháng 8/2019, đợt sốt đất thứ 2 tiếp tục diễn ra, nóng sốt và kéo dài hơn đợt 1 khi có hàng chục dự án bất động sản hình thành. Đợt sốt đất này kéo dài đến giữa năm 2020 mới hạ nhiệt khi các cơ quan chức năng và báo chí vào cuộc nhưng cũng đủ để đất Bảo Lộc thiết lập mặt bằng giá mới. Chẳng hạn như đất nông nghiệp đã tăng 10-15% so với 2-3 năm trước, nhà liền thổ tăng 400% so với năm 2017, thậm chí giá các khu đất gần đường cao tốc tăng 10-20 lần so với 4 năm trước.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, quỹ đất ở Bảo Lộc còn rất lớn, cư dân sinh sống cũng thưa thớt nên giá đất tăng vọt là điều khá bất thường, nhà đầu tư cần hết sức thận trọng. Khi tham gia thị trường thì không nên liều mình nghe theo tin đồn mà cần định hướng dài hạn và đi thăm quan, trải nghiệm vài ngày để biết thị trường tại đây như thế nào, giá cả diễn biến ra sao.
Cập nhật thêm thông tin bang gia dat bao loc.