Ở với người lạ chưa bao giờ là việc đơn giản, tuy vậy, đó lại là trải nghiệm mà bất cứ sinh viên nào đi thuê trọ nào cũng có thể phải trải qua. Chi phí tim nha tro quan tan binh để thuê ở không phải rẻ đối với sinh viên, muốn thuê phòng rộng rãi thoáng mát một chút thì sinh viên cần ở ghép để chia sẻ bớt chi phí. Tuy nhiên, ở ghép như thế nào để mọi người cùng có một không gian sống thoải mái và vui vẻ nhất thì không phải sinh viên nào cũng nắm rõ. Bài viết dưới đây sẽ ghim lại những kinh nghiệm ở ghép hữu ích dành cho các bạn.
Ngoài việc được tiết kiệm chi phí, hưởng thụ không khí đông vui, mỗi người đều có thể gặp những rắc rối khác nhau khi ở ghép. Thực tế cho thấy có bạn thì “phát điên” vì bạn cùng phòng tính toán, chi li, có bạn lại “khổ sở” vì bạn ở ghép lười biếng, có người thì “phát ngượng” khi bạn trọ liên tục dẫn người yêu về phòng. Nhưng ngặt nỗi, không phải mỗi lúc bức xúc hay không vừa ý là các sinh viên có thể tính đến chuyện chuyển phòng, bởi việc chuyển trọ liên miên kéo theo rất nhiều rắc rối. Do vậy, các anh chị em sinh viên cần nắm gọn những kinh nghiệm ở ghép hữu ích để có thể sống vui vẻ, hòa bình với bạn cùng phòng trọ nhé.
Thứ nhất, nên có một quỹ phòng riêng, chi tiêu rõ ràng. Trong phòng các bạn nên có một quỹ riêng để thuận tiện cho việc chi trả một số vấn đề phát sinh như khi bóng đèn bị hư, bạn dùng số tiền trong quỹ mua hay mua nước, mua giấy vệ sinh, và quan trọng nhất là chi phí ăn uống hằng ngày. Các bạn nên đóng tiền ăn theo tháng. Số tiền chung được cất riêng vào quỹ, trích 1 khoản ra để mua gia vị và đồ dùng chung còn lại đi chợ mua thức ăn theo ngày theo lượng tiền đã quy định. Tháng nào dư thì các bạn có thể để vào quỹ của tháng sau, còn tháng nào thiếu thì có thể bảo nhau đóng thêm. Trong trường hợp chi tiêu không vượt quá dự tính, các bạn không nhất thiết phải ghi sổ từng khoản nhỏ nếu bạn ở ghép là người có thể tin tưởng.
Trong phòng các bạn nên có một quỹ riêng để thuận tiện cho việc chi trả một số vấn đề phát sinh
Thứ hai, hạn chế tối đa dùng chung đồ. Các bạn nên thống nhất đồ của ai người nấy dùng, quần áo ai người nấy giặt. Dầu gội đầu, dầu xả, bột giặt, nước xả v..v tùy theo sở thích và loại da mà mỗi bạn sẽ hợp với một hãng riêng vì vậy cũng không nên dùng chung. Ngoài ra, những đồ đạc cá nhân, trong quá trình ở chung với nhau có một số đồ đạc sinh hoạt cá nhân hàng ngày như quạt máy, bếp ga, nồi, chén,… Theo kinh nghiệm, những đồ dùng sinh hoạt chung hàng ngày nên để mỗi cá nhân mua. Khi tìm người lạ ở ghép, bạn có thể chuyển đi sau một thời gian sống chung, nhất là những bạn không chung trường với nhau vì một số nguyên nhân thường gặp như: người gần trường, người xa trường bất tiện, ở không hợp nhau, giờ giấc sinh hoạt khác nhau, ..v..v.. Vì vậy, bạn có thể độc lập tự do mang đi sau này nếu như bạn muốn chuyển, không phải phiền phức phân chia giá trị từng món đồ.
Thứ ba, phân công công việc rõ ràng khi ở ghép. Các bạn nên phân công công việc rõ ràng, người này nấu cơm thì người kia rửa bát, người này đi chợ thì người kia phải lau dọn nhà cửa. Tốt nhất là nên làm lịch trực phòng để giúp phòng của bạn luôn luôn sach sẽ gọn gàng. Lịch phân chia phải cụ thể phải làm từng công việc cụ thể như lau dọn nhà cửa, nhà vệ sinh, đổ rác,... Lịch cần được thống nhất sớm và dựa vào giờ giấc của mỗi người để ai cũng cảm thấy thoải mái nhất. Phân chia việc nấu ăn cũng rất quan trọng. Đi chợ, nấu ăn nên được lên lịch ai đi mua đồ, mỗi ngày tối đa bao nhiêu, ai nấu bữa hôm đó là cách để các bạn có bữa ăn vừa đảm bảo sức khỏe, vừa hợp với túi tiền.
Thứ tư, tôn trọng không gian riêng của nhau. Trong quá trình ở ghép, bạn cần chú ý đồ đạc phải để gọn gàng. Ai thức khuya, ai dậy sớm cũng phải thật nhẹ nhàng, ý tứ để không làm phiền người khác. Tùy theo mức độ thân thiết mà bạn cùng phòng có thể đưa người yêu về phòng chơi nhưng tuyệt đối không được coi phòng trọ như nhà nghỉ.
Các bạn có thể thống nhất quy định về giờ giấc dẫn khách vào phòng và hạn chế tối đa việc thường xuyên dẫn bạn bè về phòng trọ. Khi có các bạn cùng phòng khác ở nhà thì bạn cũng cần ý tứ, nói chuyện nhẹ nhàng để bạn và khách của bạn không ảnh hưởng lớn tới mọi người. Không ai muốn sau những ngày học tập và làm việc mệt mỏi, về nhà trọ lại không thể nghỉ ngơi trong yên tĩnh đúng không?
Thứ năm, thẳng thắn góp ý và chia sẻ với nhau. Dù đã thống nhất với nhau mọi thứ nhưng trong cuộc sống hàng ngày, các bạn sinh viên ở ghép cũng không tránh được đôi lúc hậm hực, bất mãn. Bởi, vợ chồng còn có lúc xô bát, xô đũa… huống hồ, họ là những kẻ xa lạ, vì muốn tiết kiệm chi phí mà chấp nhận sống cùng nhau. Trong trường hợp này các bạn nên thẳng thắn góp ý và chia sẻ với nhau. Bởi nếu bức xúc, bất mãn cứ giữ trong lòng rồi mặt nặng mày nhẹ sẽ khiến không khí trong phòng căng thẳng chưa kể có khi những bức xúc đó chỉ là do các bạn chưa hiểu nhau lắm mà thôi. Thay vì im lặng, những lúc đó nên thẳng thắn chia sẻ, góp ý với thái độ xây dựng như vậy sẽ hiểu nhau hơn.
Tuy vậy, mỗi người sinh ra đều có cá tính riêng, không phải ai cũng sẵn sàng lắng nghe, thừa nhận việc mình sai và thay đổi. Một điều nhịn là chín điều lành nhưng nếu bạn đã nhún nhường rồi mà người kia vẫn cố chấp, bảo thủ rồi làm tới thì có lẽ nên tìm người khác phù hợp hơn.
Ở với người lạ chưa bao giờ là việc đơn giản, tuy vậy, đó lại là trải nghiệm mà bất cứ sinh viên nào cũng muốn được trải qua. Trên đây là những kinh nghiệm hữu ích mà bài viết dành cho các sinh viên tìm phòng cho thuê tphcm ở ghép. Hy vọng có thể giúp các sinh viên có những tháng ngày ở ghép vui vẻ, không chỉ tiết kiệm chi phí mà còn lượm được người bầu bạn, chia sẻ, chăm sóc lúc ốm, đau.